Phân biệt Aptomat và Contactor
Aptomat và contactor đều là những thiết bị đóng cắt rất cần thiết và được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống của chúng ta. Nhưng để có thể nhận biết và phân biệt những chức năng giống và khác nhau của nó cũng không hề đơn giãn. Vì vậy Nam Anh xin giới thiệu bài viết này, mong rằng có thể đem đến những kiến thức cơ bản nhất về Aptomat và Contactor.
Aptomat là gì? Ap-to-mat là thiết bị đóng ngắt tự động. Tên tiếng anh là Circuit Bkeaker (viết tắt là CB) nó có chức năng bảo vệ quá tải và ngắn mạch trong hệ thống điện (hoặc có thêm chức năng chống giật chống rò, bảo vệ theo từ nhiệt). Aptomat được phân chia ra nhiều loại theo chức năng, hình dạng, kích thước khác nhau.
1.1 Cấu tạo của Aptomat:
Cấu tạo của Aptomat gồm các bộ phận sau:
Cấu tạo của Aptomat
2. Contactor là gì?
Contactor là gì? Contactor là một công tác điều khiển điện chuyển đổi mạch điện. Và contactor cũng được điều khiển bởi một mạch điện mang năng lượng thấp hơn rất nhiều mạch điện mà nó đóng cắt.
2.1 Cấu tạo của Contactor
Cấu tạo của Contactor gồm những bộ phận sau:
Cấu tạo của Contactor
3. Sự giống, khác nhau giữa Aptomat và Contactor?
Sau đây là cách phân biệt giữa Aptomat và Contactor:
3.1 Giống nhau
Về cơ bản, hai thiết bị này đều dùng để đóng ngắt, chuyển mạch điện dòng điện. Nhưng Contactor lại sử dụng mạch điều khiển còn Aptomat thì không.
3.2 sự khác nhau:
· Contactor: là thiết bị đóng cắt làm nhiệm vụ đóng mở nguồn điện cho các động cơ, có thể chịu được dòng lớn ở mạng hạ áp. Công tắc tơ được cấu tạo bởi cuộn hút, các tiếp điểm chính phụ và có thể sử dụng điều khiển từ xa.Việc đóng cắt contactor có thể thực hiện được bằng nam châm điện, khí nén hoặc thủy lực. Loại contactor thông dụng nhất bằng nam châm điện. Ngày nay contactor đã được cải tiến hơn bằng cách cho các xung điện để khóa hoặc mở van bán dẫn. Tần số đóng cắt của contactor rất lớn có thể đạt tới 1800 lần trong 1 giờ.
· Aptomat: hay còn được gọi với tên khác như: CB hay cầu dao tự động. Aptomat làm nhiệm vụ cấp nguồn và bảo vệ quá tải và ngắn mạch, sụt áp. Aptomat dùng đóng cắt ở mạch điện 1 pha hay 3 pha đều được. Bên cạnh đó aptomat được chia ra thành rất nhiều chức năng và thiết kế khác nhau như: MCB, MCCB, ROCB,…nên tùy mục đích sử dụng mà người tiêu dùng có thể lựa chọn được loại aptomat phù hợp nhất.
- Thiết bị chống sét Schneider22/03/2021
- Cung cấp và lắp đặt trọn bộ tủ điện theo yêu cầu22/03/2021
- THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ TẾT NGUYÊN ĐÁN TÂN SỬU 202104/02/2021
- Thông báo lịch nghỉ Tết Dương Lịch 202131/12/2020
- Thiết bị chống sét lan truyền Thiết bị chống sét lan truyền 3P+N HIMEL HDY3806 80kA, 120kA, 160kA28/12/2020
SUPPORT ONLINE 24/7
Cty Nam Anh: 0967767472
0979820282