Gặp sự cố về điện trong gia đình và cách xử lý cực hiệu quả( phần 2)
Gặp sự cố về điện trong gia đình và cách xử lý hiệu quả( Phần 2)
8. Tủ lạnh hoạt động nhưng không lạnh
Cách khắc phục tình trạng này, bạn kiểm tra xem trong tủ có quá nhiều thức ăn hay không. Sau đó kiểm tra núm xoay điều chỉnh nhiệt độ trong tủ ở vị trí có phù hợp không, nếu ít đồ trong tủ lạnh ta nên đặt ở vị trí chính giữa, nếu đồ trong tủ lạnh quá nhiều ta nên đặt số lớn hơn nhưng đừng bao giờ đặt ở vị trí tối đa.
9. Máy điều hòa hoạt động nhưng không lạnh
Với trường hợp này, bạn kiểm tra lại tốc độ quạt gió nên đặt ở số cao nhất. Sau đó kiểm tra lưới lọc gió có bị dơ không, nếu có thi bạn có thể vệ sinh bằng khăn sạch thấm nước.
10. Xử lý bóng đèn chập chờn
Kiểm tra tắc te. Thông thường mỗi bóng đèn sẽ có tắc te bên ngoài, bạn hãy kiểm tra xem chúng có bị đen hay còn sáng không, nếu tắc te bị đen và hết sáng thì bắt buộc bạn cần phải thay mới.
Kiểm tra chấn lưu. Chấn lưu nằm trong máng của bóng đèn, các bạn sử dụng tuốc vít tháo ra rồi lắp vào các máng đèn khác xem chấn lưu còn hoạt động tốt không, nếu vẫn còn hiện tượng chập chờn, bạn cần phải thay chấn lưu mới.
Kiểm tra mạch điện đã được lắp đúng chưa, nếu chưa, bạn có thể tắt nguồn điện và lắp thêm công tắc cho bóng đèn.
11. Xử lý tiếng kêu trên bóng đèn
Khi đèn sáng, trong một số trường hợp sẽ xuất hiện tiếng kêu. Để giải quyết vấn đề này, bạn thực hiện như sau: đầu tiên, tắt nguồn điện, mở nắp đậy chấn lưu ra, lấy sáp nến nhỏ vào khe hở của miếng thép silic ở chấn lưu, thay đổi tần số chấn động của miếng thép silic, làm cho tần số cao biến của dòng điện xoay chiều và miếng thép silic không phát sinh ra cộng hưởng, như vậy tiếng kêu sẽ mất đi.
12. Xử lý quạt điện không hoạt động
Đối với quạt điện, khi nhấn các nút nguồn mà không thấy quạt quay, nguyên nhân của sự cố này có thể là do nguồn điện không đảm bảo, động cơ quá tải hoặc van điều khiển bị hỏng. Để khắc phục sự cố này, trước hết bạn nên kiểm tra lại nguồn điện, cầu chì, và van điều khiển xem có đóng mở đúng cách chưa. Ngoài ra, có thể kiểm tra điện áp xem có phù hợp hay không. Sau khi xác định chính xác nguyên nhân có thể khắc phục tại chỗ hoặc đem đi sửa chữa bên ngoài.
13. Xử lý sự cố điện giật
Đầu tiên, cần phải quan sát thật nhanh những thứ có xung quanh, sử dụng các dụng cụ cách điện có sẵn ở đó để cách ly nạn nhân ra khỏi nguồn điện (dây dẫn) càng sớm càng tốt. Bước tiếp theo, thực hiện sơ cứu đơn giản bằng cách ấn lồng ngực hay hô hấp nhân tạo. Sau đó nhanh chóng mang nạn nhân đến cơ quan y tế gần nhất để được hỗ trợ thêm.
14. Lưu ý khi lắp điện tại nhà
Có ba lưu ý quan trọng bạn cần phải nhờ khi lắp điện tại nhà, đó là : Vị trí lắp cầu giao và công tắc, Dây dẫn điện và Nối đất, tiếp âm các thiết bị sử dụng điện
15. Lưu ý khi sửa chữa điện tại nhà
Những lưu ý quan trọng bạn cần phải nhớ khi sửa điện tại nhà là: ngắt điện trước khi sửa chữa, không sửa điện khi người ướt, đặt xa nguồn điện khỏi tầm với của trẻ
- Thiết bị chống sét Schneider22/03/2021
- Cung cấp và lắp đặt trọn bộ tủ điện theo yêu cầu22/03/2021
- THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ TẾT NGUYÊN ĐÁN TÂN SỬU 202104/02/2021
- Thông báo lịch nghỉ Tết Dương Lịch 202131/12/2020
- Thiết bị chống sét lan truyền Thiết bị chống sét lan truyền 3P+N HIMEL HDY3806 80kA, 120kA, 160kA28/12/2020
SUPPORT ONLINE 24/7
Cty Nam Anh: 0967767472
0979820282