Cách chọn thiết bị chống sét lan truyền
Yêu cầu chung là các thiết bị chống sét và lắp đặt phải đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế (như IEC 61643) và các tiêu chuẩn quốc gia như EN 61643-11 /EU, NF EN 61643 /Pháp; UL/Mỹ, UNE /TBNha, TCVN 9385 /VN .v.v.
2. Chọn thiết bị chống sét theo đặc điểm của hệ thống điện
- Xác định loại mạng điện : TT, TN, IT . . . các TBCS thường ghi rõ áp dụng cho mạng điện nào.
- Số pha và số dây cần bảo vệ phù hợp.
- Điện áp định mức của hệ thống để chọn loại tương đương (Un_TBCS >= Un_ht).
- Xác định cường độ dòng điện lớn nhất theo tải tiêu thụ, điều này liên quan đến các cuộn lọc phối hợp hay bộ cắt lọc sét (Imax_TBCS >= I_tải).
- Tình trạng điện áp của hệ thống ổn định hay không, khả năng quá áp tạm thời lớn nhất là bao nhiêu, từ đó chọn ra các TBCS có khả chịu quá áp liên tục (Uc_TBCS >=Uc_ht). Mặc khác cũng tính đến quá áp tạm thời của hệ thống (do lỗi mạng điện, mất trung tính, hoạt động của máy có công suất lớn …) để chọn ( Ut_TBCS >= Ut_ht).
Trên cơ sở tác động của sét mà người ta chia ra các khu vực (hay vùng) chống sét (Lightning Protection Zones -LPZ) như sau:
• LPZ 0 - Vùng bên ngoài công trình, chịu toàn bộ tác động trực tiếp từ sét và trường điện từ.
• LPZ 1 - Vùng tiếp giáp với bên bên ngoài nhưng có che chắn, chịu tác động một phần từ sét và trường điện từ.
• LPZ 2-n - Vùng bên trong của công trình có nhiều lớp che chắn, chịu tác động ít hơn từ sét và trường điện từ.
Vi dụ, chúng ta thường phải lắp bảo vệ cắt sét cho nguồn điện AC
- Sau LPZ 0 là tủ điện từ trạm hạ áp hoặc điện lưới đi vào,
- Sau LPZ 1 là tủ điện tổng của khu vực (xưởng, nhà văn phòng),
Sau LPZ 2-n là tủ điện nhánh khu vực nhỏ hơn như phòng, phân xưởng
4. Chọn thiết bị chống sét theo phân loại type
Từ các vùng chống sét trên mà tiêu chuẩn cũng đã quy định các loại TBCS tương ứng là Type 1, Type 2 và Type 3. Ứng với mỗi Type thì phải đảm bảo các tiêu chí kỹ thuật nhất định, trong đó quan trọng nhất là quy định khả năng chịu được dòng sét đánh trực tiếp, chịu được ảnh hưởng thứ cấp của sét trực tiếp hay quá áp lan truyền là như thế nào.
Loại Type đã được nhà sản xuất nêu ra trong dữ liệu thông số kỹ thuật của thiết bị chống set chúng ta cần phải lưu ý tiêu chí này.
Các Type của TBCS mà ta cần chọn ứng với các trường hợp:
• TYPE 1 : Lắp ở tủ điện đầu tiên của hệ thống điện từ ngoài trời đi vào, hoặc có cột thu lôi ở bên trên công trình. Thiết bị này sẽ chịu được dòng sét trực tiếp với dạng xung.
• TYPE 2 : Lắp ở tủ điện chính hoặc nhánh mà nơi đó ít có khả năng bị sét đánh trực tiếp, ở trên công trình không bố trí kim thu sét. Thiết bị này sẽ chống được dạng sóng lan truyền.
• TYPE 3 : Ở các tủ điện nhánh nhỏ hơn nằm sâu bên trong nhà. Thiết bị này sẽ triệt tiêu các xung quá áp dạng sóng 8/20us và 1,2/50us lan truyền với cường độ thấp, cho ra mức điện áp còn lại rất thấp cho thiết bị đầu cuối.
Như vậy, chúng ta cần phải biết rõ về công trình có trang bị kim thu set không, hệ thống điện cụ thể như thế nào ? các thiết bị cần bảo vệ nằm ở đâu trên hệ thống để từ đó bố trí các TBCS ở đâu và chúng phải thuộc Type nào.
Nếu chọn sai type thì có thể sẽ lãng phí, vừa không có tác dụng bảo vệ hoặc chúng sẽ bị hư hỏng do không phù hợp với dòng xung điện.
- Thiết bị chống sét Schneider22/03/2021
- Cung cấp và lắp đặt trọn bộ tủ điện theo yêu cầu22/03/2021
- THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ TẾT NGUYÊN ĐÁN TÂN SỬU 202104/02/2021
- Thông báo lịch nghỉ Tết Dương Lịch 202131/12/2020
- Thiết bị chống sét lan truyền Thiết bị chống sét lan truyền 3P+N HIMEL HDY3806 80kA, 120kA, 160kA28/12/2020
SUPPORT ONLINE 24/7
Cty Nam Anh: 0967767472
0979820282