Công ty TNHH Phát triển công nghệ & Thương mại NAM ANH
Địa chỉ: Số 17, ngõ 564/32/89 Nguyễn Văn Cừ, Gia Thụy, Long Biên, Hà Nội
Email: namanhtechcom@gmail.com Hotline: 0912 312 607

Hướng dẫn lắp đặt và đấu nối bộ chống sét lan truyền 1P+N và 3P+N cho lưới điện hạ thế 220V và 380V

23/05/2019
Hướng dẫn lắp đặt và đấu nối bộ chống sét lan truyền 1P+N và 3P+N cho lưới điện hạ thế 220V và 380V
 Hiện nay trên thị trường thiết bị chống sét lan truyền lắp đặt trong tủ điện hạ thế có nhiều thương hiệu nhưng trong đó có 2 thương hiệu được  người tiêu dùng tin tưởng sử dụng, đó là thiết bị chống sét lan truyền của hãng thiết bị điện LS của Hàn quốc và thiết bị chống sét lan truyền của hãng Schneider của Pháp.

 Tùy vào mục đích sử dụng cho gia đình bạn có thể dùng loại 1 pha+ N hay loại 3P+N ( nếu gia đình sử dụng nguồn cấp điện 3 pha 4 dây).

Trong phạm vi khuôn khổ bài viết này, xin phép được hướng dẫn người đọc cách lắp đặt và đấu nối các bộ chống sét lan truyền của hai hãng trên trong tủ điện gia đình. Cụ thể là Seri BKS hay SP của hãng LS hoặc . Các hãng khác thì sau khi đọc xong bài này, các bạn  căn cứ theo bố trí các cực thực tế để đấu cũng giống như vậy mà thôi

1-      Thiết bị chống sét lan truyền của hãng LS (SPD):


+ Cách đấu nối: Trước hết nếu gia đình bạn sử dụng nguồn cấp điện sau công tơ là nguồn 1pha (single phase) sẽ bao gồm một dây pha và dây trung tính Điện áp giữa dây pha và dây trung tính là 220V xoay chiều thì ta sẽ lắp đặt và đấu nối như sau:

Hai đầu cực phía trên của bộ SPD đều có ký hiệu là L/N. Như vậy bạn đấu dây pha ( có ký hiệu là L) vào một trong hai đầu cực. Đầu còn lại sẽ được đấu vào dây trung tính có ký hiệu là N. Hai đầu phía dưới bạn đấu chụm lại với nhau và đấu vào thanh tiếp địa để nối xuốnghệ tiếp địa chống sét. Bạn xem hình vẽ có ký hiệu “ single phase”  ở hình trên.

Nếu bạn đang sử dụng nguồn điện 3 pha 4 dây thì bạn sẽ dùng bộ SPD 3P+N. Khi đó bạn đấu lần lượt 3 dây pha (L) và dây trung tính (N ) vào 4 cực phía trên của bộ SPD. 4 đầu cực phía dưới của bộ SPD bạn đấu chụm vào nhau và chỉ cần 1 dây đấu ra thanh tiếp địa để nối xuống hệ tiếp địa chống sét. Bạn xem hình vẽ có ký hiệu “ 3 phase 4 wire” ở hình trên.

+ Cách lắp đặt:

 Vì nguyên tắc của chống sét lan truyền là thoát sét xuống đất khi tại phía trên các cực của bộ chống sét có điện áp vượt quá điện áp định mức của thiết bị chống sét. Ví dụ như với bộ chống sét 1pha + N thì điện áp định mức là 320VAC. Tương tự như vậy bộ SPD 3P+N cũng có điện áp định mức từng pha với đất là 320VAC. Khi có hiện tượng sét đánh trên đường dây thì điện áp sét lan truyền trên đường dây điện và dẫn đến tủ điện của gia đình bạn với điện áp lớn hơn rất nhiều so với điện áp định mức là 320VAC. Điện áp này có thể lên đến hàng nghìn vôn. Khi đó điện trở phi tuyến của bộ SPD giảm rất nhanh dưới mức 5 nano giây và tạo đường dẫn thoát toàn bộ điện áp cao do sét gây ra xuống đất tránh  được hiện tượng quá điện áp gây nên trên hệ thống điện gia đính bạn. Khi điện áp sét đã thoát hết và giảm về mức điện áp định mức thì điện trở phi tuyến lại tăng lên rất nhanh để không làm ngắn mạch hệ thống điện của bạn.

 Nói dài dòng như vậy để chúng ta hiểu bộ SPD này phải được đấu trước hoặc sau cầu dao tổng nhưng phải phía trước tải là các thiết bị điện trong gia đình bạn thì hiệu quả bảo vệ mới đạt cao nhất. 

 

Như trên hình vẽ đang mô tả bạn đấu song song với tải và phía sau cầu dao tổng. Cũng tương tự như trên nhưng bạn có thể đấu phía trước cầu dao tổng khi có lắp thêm bộ cầu chì bảo vệ.

Các bộ SPD này đa phần được thiết kế để lắp trên thanh cài :


Hình chiếu cạnh Bộ SPD model BKS



Thanh cài bằng nhôm hoặc bằng thép mạ


Hình chiếu bằng bộ chống sét model SP


Bắt vào Panel bằng ốc M4

Các bạn lưu ý :

 

+ Trong bộ SPD có thành phần chính là MOV ( Metal Oxide Varistor) có thể thay thế được. Khi  bộ này bị sự cố thì bộ phận chỉ thị sẽ chuyển từ màu xanh sang màu đỏ, khi đó bạn nên thay bộ mới để đảm bảo thiết bị SPD của bạn bảo vệ hệ thống điện gia đình bạn được tốt 

 


+ Dây nối đất ( tiếp địa chống sét) dùng cho gia đình có thể dùng dây 4mm2 , hoặc dây có tiết diện là 6mm2. Tuy nhiên nếu có thể bạn nên dùng dây có tiết diện khoảng 10mm2 để đảm bảo an toàn thoát dòng sét được tốt hơn.

+ Sét có thoát được tốt cũng phải tính đến yếu tố là điện trở nối đất của hệ thống tiếp địa có tốt hay không. Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8385:2012 về chống sét  cho công trình xây dựng thì điện trở tiếp địa cho hệ thống chống sét phải nhỏ hơn hoặc bằng 10 ôm. Do vậy để đảm bảo an toàn bạn nên đo điện trở hệ thống tiếp địa chống sét để biết chắc rằng điện trở nối đất của hệ thống tiếp địa nhà bạn đạt yêu cầu. ĐIện trở này có thể được đo bằng thiết bị đo điện trở đất chuyên dụng.

Do khuôn khổ bài viết này đã dài, tôi xin dừng lại tại đây. Mời các bạn đón đọc bài viết sau tôi sẽ hướng dẫn lắp đặt và đấu nối cho thiết bị chống sét lan truyền của hãng Schneider.

Mọi thắc mắc xin liên hệ số điện thoại: 0967.76.74.72 hoặc email: namanhtechcom@gmail.com , chúng tôi xin vui lòng được hỗ trợ giải đáp.

Công ty TNHH Phát triển công nghệ và thương mại NAM ANH. Website: http://namnhtech.com  

 

SUPPORT ONLINE 24/7

Mr Đông(Kỹ thuật)
Nguyenthedong
Cty Nam Anh: 0967767472
Mrs Thanh Hải
Thanhhainguyen
0979820282
Mr Đạt
035 8911019
  • Công trình cung cấp và lắp đặt hoàn chỉnh trạm biến áp 400kVA Tràng An - Thái Bình
  • Công ty KOHLER
  • Công ty SOCOMEC
  • Công ty YOUNGSUNG
  • Công ty Hager
  • Công ty Siemens
  • Công ty Schneider
  • Công ty LS
  • Công ty Hyundai
  • Công ty LS VN
  • Công ty Mitsubishi Electric
  • Cty TNHH ABB